Quản trị doanh nghiệp & góc nhìn của Nhà đầu tư giá trị
Quản trị công ty được nghiên cứu, đề cập và thảo luận nhiều vào cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào những năm đầu thế kỉ 21.
Theo Tạp trí Ngân Hàng
I. Phân biệt giữa quản trị và điều hành công ty
Hoạt động quản trị (governance) và quản lí/điều hành hoạt động kinh doanh (management) được so sánh trong biểu đồ Tricker’s 1984 diagram . Theo đó:
Hình 1: So sánh hoạt động quản trị và quản lý/ điều hành hoạt động kinh doanh
- Việc giám sát (supervision) các hoạt động điều hành công ty là chức năng quan trọng của quản trị công ty bên cạnh việc chịu trách nhiệm trước các cổ đông (accountability). Đây là chức năng của HĐQT.
II. Góc nhìn của nhà đầu tư giá trị (Value Investors)
Theo bà Trần Anh Đào, Quyền Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết tại Hội nghị Cấp cao Thành viên Hội đồng quản trị năm 2023, do Hội Thành viên Độc lập Hội đồng Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam (VNIDA) tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh:
Điều này có nghĩa là cơ cấu quản trị công ty tốt và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường an toàn và ổn định trong doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên trong công ty cùng hướng đến mục tiêu chung và tăng cường hiệu suất làm việc. Điều này không chỉ mang lại lợi nhuận và các chỉ số tài chính hấp dẫn cho các nhà đầu tư, mà còn tạo ra lòng tin và sự tin tưởng từ phía các bên liên quan khác...
III. Điều lệ doanh nghiệp
Điều lệ là bản thỏa thuận giữa những người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau cùng được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của luật pháp (luật doanh nghiệp, luật thuế, luật lao động, luật tài chính, kế toán…) để ấn định cách tạo lập, hoạt động và giải thể của một doanh nghiệp.
Nhà đầu tư có thể nghiên cứu điều lệ để làm cơ sở cân nhắc trước khi quyết định góp vốn vào công ty hay không?
Việc xây dựng Điều lệ cùng các quy chế quản trị cho các cấp trong công ty (tầng điều hành và quản lý) ngoài việc bắt buộc đảm bảo không trái quy định pháp luật thì cần linh động điều chỉnh phù hợp với hoạt động của công ty để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Điều lệ và các quy chế quản trị càng xây dựng chi tiết giúp bảo vệ quyền lợi của cổ đông, phân rõ thẩm quyền và trách nhiệm của ban điều hành và quản lý giúp giảm thiểu mẫu thuẫn, rủi ro sai phạm thẩm quyền,... gây thiệt hại cho công ty hoặc bên thứ 3.
-
Điều lệ công ty quy định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến tổ chức và hoạt động của công ty
-
Cơ cấu tổ chức bộ máy quyền lực của công ty, thẩm quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh: quyền và nghĩa vụ của cổ đông và đại hội đồng cổ đông, cơ cấu tổ chức quản trị và kiểm soát, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và các vị trí điều hành khác, ban kiểm soát hoặc ủy ban kiểm toán trực thuộc hội đồng quản trị.
-
Điều lệ được thành lập, thông qua bởi cơ quan quyền lực nhất của công ty đó là đại hội đồng cổ đông, bảo vệ quyền lợi của cổ đông và các cổ đông thiểu số. Trong hoạt động của công ty cũng như những tranh chấp phát sinh, những quy định của điều lệ công ty có thể được ưu tiên áp dụng trước pháp luật.