Starbucks- Thương hiệu nhượng quyền cấp phép được săn đón toàn cầu
Starbucks - thương hiệu cà phê cực kỳ nổi tiếng trên thế giới. Thương hiệu này đã gầy dựng được 1 tệp khách hàng trung thành khổng lồ khiến bất kỳ nhà đầu tư nhượng quyền nào trên thế giới đều săn đón.
1. Sơ lược về thương hiệu Starbucks
Năm 2013, thương hiệu Starbucks Coffee chính thức bước chân vào Việt Nam với cửa hàng đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh. Với định vị là là thương hiệu cafe cao cấp đã có tiếng tăm toàn cầu, chúng ta thường gặp Starbucks tại những vị trí mặt bằng đắc địa, không gian và bố cục cũng được Starbucks thiết kế vô cùng chỉn chu.
Starbucks luôn đề cao sự tính vùng miền, sáng tạo và định hướng nuôi dưỡng tinh thần con người. Thương hiệu này muốn trở thành nơi thứ ba mà khách hàng ghé đến chỉ sau công sở và gia đình của họ. Một nơi thư giãn, làm việc hay gặp gỡ tâm sự. Sứ mệnh này cũng đã ảnh hướng lớn đến chiến lược nhượng quyền của Starbucks khi lựa chọn mô hình nhượng quyền cấp phép thay vì nhượng quyền thương mại như thương hiệu McDonald's.
2. Chiến lược (License) của Starbucks
Starbucks là một công ty bán lẻ bán đồ uống (chủ yếu bao gồm đồ uống liên quan đến cà phê) và thực phẩm. Vào năm 2022, Starbucks có 51% cửa hàng do công ty điều hành so với 49% cửa hàng được cấp phép. Các cửa hàng do công ty điều hành chiếm hơn 80% tổng doanh thu, các bạn có thể theo dõi biểu đồ dưới đây:
Startbucks tránh nhượng quyền thương mại vì muốn duy trì mức độ kiểm soát đối với các địa điểm của mình. Đội ngũ lãnh đạo Starbucks lo lắng khi nhượng quyền sẽ đánh mất thế mạnh, bản sắc của Starbucks - cái mà là nguồn sức mạnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ vẫn có các hoạt động cấp phép để nâng cao thương hiệu đồng thời tạo ra tiền bản quyền. Vì doanh số, chi phí hoạt động của các cửa hàng cấp phép được đánh giá thấp hơn nhiều so với các cửa hàng thuộc sở hữu của họ.
Hiện nay, chuỗi các cửa hàng Starbucks Coffee kinh doanh theo một trong 3 hình thức sau:
- 80% là cửa hàng do chính Starbucks thành lập và quản lý.
- 10% là cửa hàng liên doanh giữa Starbucks và công ty địa phương.
- Và rất ít trong số còn lại được cấp phép (license) hoạt động và kiểm soát bởi Starbucks.
Nếu may mắn được cấp phép, thì chủ sở hữu Starbucks được cấp phép vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc và quy định của thương hiệu Starbucks. Starbucks giữ toàn quyền kiểm soát các sản phẩm của mình vì họ cam kết sâu sắc về tính nhất quán và chất lượng trên tất cả các địa điểm. Giấy phép của Starbucks yêu cầu khoản đầu tư khoảng 315.000 USD (số liệu trích từ franchisebusinessreview)
Tuy nhiên, Starbucks trao quyền đối với nhãn hiệu của mình cho cửa hàng được Starbucks cấp phép, vẫn giúp chủ cửa hàng cảm giác tự chủ trong khi Starbucks vẫn duy trì quyền kiểm soát vững chắc đối với các tiêu chuẩn và quy trình pha cà phê Starbucks.
- Việc mở một cửa hàng Starbucks được cấp phép có thể dao động từ 228.620 USD đến 2.888.700 USD. Điều này bao gồm phí cấp phép, chi phí xây dựng, thiết bị và biển báo, kiểm kê ban đầu và chi phí đào tạo.
- Phí cấp phép cho các cửa hàng được Starbucks cấp phép trung bình khoảng 315.000 USD cộng với các yêu cầu bổ sung về giá trị ròng (yêu cầu giá trị ròng ít nhất là 700.000 USD)
- Theo báo cáo từ các chủ sở hữu hiện tại, lợi nhuận có thể dao động từ 50.000 - 200.000 USD hàng năm, tùy thuộc vào mức độ quản lý tốt như thế nào.
Mặc dù Starbucks đã cách mạng hóa cách mọi người nghĩ về việc cốc cà phê của mình, nhưng công ty lại chọn sở hữu và vận hành trực tiếp các cửa hàng Starbucks thay vì nhượng quyền thương mại như các thương hiệu nổi tiếng quốc dân khác. Vậy nên, dù nhượng quyền cấp phép chưa đem lại khả năng nhân chuỗi vượt bậc, nhanh chóng như nhượng quyền thương mại. Nhưng nó lại là phương pháp tối ưu nhất giúp Starbucks bảo vệ được cái hồn của thương hiệu.
Ngoài Starbuck cũng có rất nhiều đơn vị sử dụng phương pháp nhượng quyền cấp phép trên thế giới như: Marvel, Disney, HBO... Vậy nên, tùy thuộc vào mục tiêu của từng doanh nghiệp, bạn có thể cân nhắc phương pháp nhượng quyền cấp phép này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp nhượng quyền khác như: Nhượng quyền phân phối, nhượng quyền hình mẫu, nhượng quyền quản lý...
3. Chiến lược "huy động vốn" lãi suất 0%
NQT thấy khá thú vị khi Starbucks phát hành app, thẻ tích điểm. Có 1 điều khác với các app tích điểm thông thường là bạn có thể nạp tiền từ 50.000 VND đến 5.000.000 VND để trả trước khi giao dịch mua cafe tại cửa hàng.
- Để kiếm được sao, bạn phải trả tiền bằng cách sử dụng số dư trên thẻ Starbucks, nếu không bạn sẽ không kiếm được ngôi sao nào trên thẻ tích điểm. Sau 3 năm kể từ ngày kích hoạt hoặc ngày giao dịch cuối cùng Starbucks hết hạn sử dụng. Trong điều khoản sử dụng thẻ Starbucks, có một điều khoản quy định: Khách hàng sẽ không thể rút số dư từ tài khoản Starbucks Rewards ra tiền mặt.
- Khi Thẻ Starbucks hết hạn, số dư trong Thẻ Starbucks sẽ trở thành doanh thu của Starbucks mà Starbucks không phải chịu bất kỳ trách nhiệm tài chính nào đối với người sở hữu Thẻ Starbucks (trích ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH STARBUCKS REWARDS™ - Cập nhật ngày: 10/07/2023)
Điều này sẽ đem lại 2 điểm lợi về góc nhìn tài chính:
Thẻ Starbucks và thẻ quà tặng đều không thể quy đổi ra tiền mặt trong hầu hết trường hợp. (Nguồn: Starbucks)
*/ Xây dựng hệ thống thanh toán mới của Starbucks: Năm 2016, Starbucks còn hợp tác với JP Morgan Chase & Co. để phát hành thẻ tín dụng trả trước của riêng thương hiệu để tích điểm mỗi lần khách hàng mua sắm tại mọi cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ Visa.
Thẻ Visa của riêng Starbucks cho phép tích điểm tại mọi cửa hàng chấp nhận thanh toán Visa (Nguồn: Visa)
Trên đây là các thông tin về mô hình và tài chính của Starbucks. Mặc dù gần đây Starbucks vương phải các thông tin về lộ các công thức pha chế nhưng theo quan điểm cá nhân, NQT đánh giá thương hiệu Starbucks là 1 thương hiệu đáng để các bạn kinh doanh trong lĩnh vực F&B tham khảo. Nếu như bạn có thắc mắc có thể để lại bình luận trực tiếp dưới blog hoặc thảo luận hỏi đáp về các chuyên đề này tại Group kín "Quản trị tài chính doanh nghiệp"