TIỀM NĂNG CỦA MÔ HÌNH HOLDING
Ở Việt Nam hiện nay, mô hình Holding đang trở nên ngày càng phổ biến. Trong bài viết này, NQT sẽ đưa ra những lý thuyết cơ bản và dễ hiểu nhất về mô hình holding để bạn đọc nắm được.
Sep 18
/
NQT
1. MÔ HÌNH HOLDING LÀ GÌ
Công ty holding là công ty chuyên nắm giữ cổ phần hoặc phần vốn góp tại công ty khác. Hiện nay Luật Doanh nghiệp 2020 không đề cập đến loại hình doanh nghiệp này nhưng tại Chương VIII, Điều 194, 195 có quy định:
Công ty holding hay tổng công ty là một công ty làm chủ cổ phần của các công ty khác. Bản thân công ty đó không sản xuất hàng hóa hay cung cấp các dịch vụ. Mục đích của nó giữ cổ phần nhiều công ty là để thành lập một tập đoàn, kiểm soát nhiều công ty khác nhau, làm giảm rủi ro cho những người giữ cổ phần (theo Wiki)
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 195 Luật Doanh Nghiệp Việt Nam 2020:
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác (mô hình công ty mẹ con - holding) nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác (mô hình công ty mẹ con - holding) nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Minh họa mô hình holdings tiêu biểu tại Việt Nam:
Minh họa mô hình holdings tiêu biểu tại Việt Nam:
Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á. Tính tới ngày 31/3/2019, 8 lĩnh vực kinh doanh Vingroup đang đầu tư: Nghỉ dưỡng giải trí, bất động sản, giáo dục, bán lẻ, công nghiệp, công nghệ, nông nghiệp, y tế. Hệ sinh thái của Vingroup đang dần phủ kín toàn bộ nhu cầu sống của một con người. Cụ thể, bạn đọc có thể theo dõi sơ đồ dưới đây:
2. ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA MÔ HÌNH HOLDING
Điểm mạnh của mô hình holding
Theo NQT, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng áp dụng 05 ĐIỂM MẠNH của mô hình holding dưới đây:
1. Báo cáo tài chính của công ty mẹ đơn giản và độc lập với công ty mẹ. Vì công ty mẹ chỉ thực hiện duy nhất 4 nghiệp vụ: nhận vốn, đầu tư, nhận lãi và chia lãi
2. Dễ dàng giúp Founder SMEs hạch toán các TÀI SẢN VÔ HÌNH (Mối quan hệ khách hàng, hệ thống phân phối, thương hiệu v...v...) gia tăng % sở hữu trước khi gọi vốn thông qua công cụ Lợi Thế Thương Mại.
3. Dễ dàng bảo vệ bí quyết kinh doanh, chiến lược kinh doanh tại các công ty con, công ty liên kết
4. Thuận lợi chuyển nhượng tài sản và huy động vốn từ các nhà đầu tư. Dễ dàng điều chuyển vốn giữa các doanh nghiệp dưới danh nghĩa công ty Holding 1 cách thuận lợi.
Việc tách công ty sẽ rút ngắn thời gian thẩm định cho NĐT và gia tăng tỷ lệ tương thích với NĐT (do mỗi NĐT có 1 khẩu vị khác nhau và có nhiều công ty con để NĐT dễ dàng lực chọn). Thêm vào đó, công ty mẹ có thể dùng công ty con A làm tài sản thế chấp để vay nợ cho công ty con B sử dụng. Nhờ đó, các công ty con có nhiều tiềm năng phát triển có nguồn vốn mạnh để hiện thức hóa cơ hội (Masan Group)
5. Tối ưu chi phí doanh nghiệp phải nộp theo nghĩa vụ nhờ phân tách và chia nhỏ các công ty theo từng sản phẩm phù hợp.
Nếu cổ đông của công ty là cá nhân thì khi nhận được cổ tức, cá nhân đó sẽ bị tính thuế 5%, nhưng nếu cổ đông đó là pháp nhân thì theo luật pháp Việt Nam hiện hành, sẽ khỏi phải bị khấu trừ thuế (Thế Giới Di Động)
Rào cản của mô hình holding
- Hạn chế lớn nhất của mô hình Holding là xung đột lợi ích giữa các cổ đông ở công ty mẹ và các cổ đông trực tiếp của các công ty thành viên, tạo thành mâu thuẫn nội bộ. Thường các công ty holding sẽ nắm trên 50% cổ phần, nên ảnh hưởng ra quyết định và lợi thế thường nghiêng về phía các cổ đông của công ty holding.
- Rào cản về trình độ nhân sự khi làm BCTC hợp nhất (còn nhiều khó khăn cho SME, nhất là các doanh nghiệp có quy trình kế toán yếu)
- Rào cản về Quản Trị Doanh Nghiệp (Corporate Governance - Các nghị quyết, các cuộc họp liên quan của Đại hội cổ đông, HĐQT, BGĐ v..v...)
3. DOANH NGHIỆP NHỎ CÓ NÊN LÀM HOLDING KHÔNG?
Tùy vào mục tiêu, mục đích mong muốn của mỗi doanh nghiệp, NQT sẽ tư vấn bạn mô hình phù hợp nhất!
Nếu như Doanh nghiệp nhỏ chưa đủ nguồn lực về kinh tế, nhưng vẫn muốn tận dung các ưu điểm trên của mô hình holding, NQT sẽ cùng bạn thiết kế bản đồ tài chính phù hợp. Xem chi tiết về sự kiện "Bản đồ tài chính doanh nghiệp" tại đây.
4. Các công ty theo mô hình holding nổi tiếng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có thể kể đến 1 số tên tuổi lớn hoạt động thành công theo theo mô hình holding như: Masan Consumer Holdings, Sơn Kim Investment Holdings, Công ty TNHH MTV Tam Hỷ, Vingroup,...
Một số tên tuổi hoạt động thành công theo cấu trúc của một công ty holding như: Hoàng Anh Gia Lai, Công ty cổ phần Thế Giới Di Động, Công ty cổ phần Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII), ...
Với các công ty vừa và nhỏ chưa đủ nguồn lực để phát triển mô hình holding, NQT thường hướng dẫn áp dụng sơ đồ H1 H2.
MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
Những thông tin đăng tải trên website này chỉ nhằm chia sẻ các quan điểm của cá nhân và cung cấp hướng dẫn chung về các vấn đề đang được quan tâm. Việc áp dụng và ảnh hưởng của các quy định pháp luật và biến động của thị trường có thể khác nhau rất lớn trong những tình huống cụ thể liên quan. Do tính chất thay đổi của luật, quy tắc và quy định và những rủi ro tiềm ẩn qua hình thức truyền thông bằng điện tử nên những thông tin đăng trên trang web này có thể bị trì hoãn, bỏ sót hoặc thiếu chính xác. Theo đó, xin hiểu rằng tác giả và quản trị viên trên trang web này chia sẻ thông tin không nhằm mục đích cung cấp nội dung tư vấn hay dịch vụ liên quan đến vấn đề pháp lý, kế toán, thuế hoặc các tư vấn và dịch vụ chuyên môn khác. Do đó, quý vị không nên sử dụng những thông tin này thay cho nội dung tư vấn chuyên môn từ các chuyên gia tư vấn về kế toán, thuế, pháp lý hay các chuyên gia tư vấn chuyên môn khác.
Copyright © 2023